Chủ Nhật, 24 tháng 9, 2017

SƠN EPOXY

Sơn epoxy là gì:  là loại sơn cao cấp 2 thành phần, mà khi sử dụng thì phải trộn 2 thành phần này với nhau thì mới sử dụng được, nếu trộn sai tỷ lệ thì coi như  phá hỏng bộ sơn đó luôn, nó gồm thành phần sơn gọi là phần A, phần đóng rắn (Hardener) là phần B. Sơn epoxy có đặc điểm khác sơn nước hay sơn dầu là bề mặt sơn khả năng chịu lực, chịu va đạp cao vì nó có thành phần đóng rắn Hardener, mức độ liên kết của màng sơn rất tốt nên nó thường được sử dụng cho sàn bê tông hoặc kết cấu sắt thép…
Tỉ lệ pha sơn epoxy: hay định mức pha sơn tùy theo công thức mà mỗi nhà sản xuất định cho mỗi dòng sản phẩm. Khi sử dụng nhất định phải pha sơn đúng tỷ lệ, nếu chênh lệch ít thì phải mất một vài ngày mới khô cứng, nếu chênh lệch quá nhiều sẽ không bao giờ đông cứng.
Phân loại thành phần cấu tạo: gồm sơn epoxy gốc nước và sơn epoxy gốc dầu( gốc dung môi), sự khác nhau căn bản giữa 2 loại này là thành phần cấu tạo nên nó, hệ gốc nước thì an toàn cho người sử dụng và thi công, hệ gốc dung môi độc hại hơn, nhưng độ bóng và độ bám dính tốt hơn nhiều sơn với gốc nước, một số nhà thầu quảng cáo sơn epoxy gốc nước có thể sơn được trên bề mặt ẩm ướt mà không cần lớp chống ẩm từ dưới lên hoặc trong ra?! Nếu nền bê tông bị ẩm ướt thì chắc chắn phải chống ẩm từ dưới lên rồi mới phủ epoxy hoàn thiện, từ kinh nghiệm thực tế và quy trình chuẩn nhất mà 2 hãng sơn gốc nước Sika, Kova đưa ra cho sản phẩm của mình. Nếu sàn bị ẩm mà không chống ẩm thì thời gian sử dụng dưới 6 tháng
Phân loại theo chức năng: Sơn epoxy có 2 dạng cơ bản đó là hệ epoxy lớp mỏng( thi công bằng ru lô hoặc phun), mỗi lớp dày tối đa là 0.05 mm(50µm), và hệ epoxy lớp dày hay hệ sơn epoxy tư san phẳng, tự căn bằng( thi công bằng bàn cao răng cưa) chỉ sử dụng cho bề mặt phẳng chứ bề mặt đứng không sử dụng được loại này, sơn theo chiều dày khác nhau tùy vào mục đích sử dụng và tiềm lực tài chính, độ dày chuẩn nhất là 3mm(3000µm)
Theo cách phân loại thì epoxy được sử dụng nhiều cho những bề mặt cần có khả năng chịu tải trọng, chịu va đạp hay mài mòn, dưới đây là một số lĩnh vực sử dụng sơn epoxy nhiều nhất
Sơn epoxy cho sàn bê tông( sơn nền nhà xưởng, nhà kho, tầng hầm…) : Sau khi người ta đổ bê tông xong, đợi 28 ngày bê tông khô hẳn(bê tông đạt cường độ và hơi nước trong bê tông bay hết) thì người ta tiến hành sơn phủ epoxy, nếu sàn bê tông bị hơi ẩm(≥5%) từ dưới lên thì bắt buộc phải chống ẩm trước rồi mới sơn sàn epoxy lên, nhược điểm duy nhất mà sơn nền epoxy mắc phải là bị bung sơn nếu gặp hơi ẩm từ trong ra hoặc từ dưới lên( kể cả hệ gốc nước và gốc dung môi). Trên thị trường hiện nay có 2 loại chống ẩm hiệu quả nhất và được nhà thầu ưa chuộng đó là Epocem 75(Sika), Chống thấm CT11A(Kova), 2 lớp này vừa có chức năng chống thẩm thấu ngược và thay thế lớp sơn lót epoxy luôn, chỉ cần sơn epoxy hoàn thiện trên bề mặt đã chống ẩm…
****************************************************************************

Sơn Alkyd là gì? Khác với sơn dầu hay không

Sơn Alkyd là gì? một từ ngữ mang tính khoa học khiến cho nhiều người khó hiểu. Thật ra loại sơn alkyd người ta thường gọi là sơn dầu. Một loại sơn thường dùng cho bề mặt kim loại sắt thép tiền chế. Cứ sơn kim loại người ta nghĩ ngay tới sơn dầu.
Nhưng thật chất nó có tính chất gì? và dùng nó như thế nào thì chưa được chú ý lắm. Vì vậy, chất lượng màng sơn mà các bạn sơn sau một thời gian ngắn sẽ bị tróc.

SƠN ALKYD LÀ GÌ? CÓ PHẢI SƠN DẦU


Sơn Alkyd là một loại sơn 1 thành phần gốc dầu. Nó xuất phát từ nhựa chống rỉ alkyd. Một thành phần hóa học lấy từ nhựa thiên nhiên từ các loài thực vật. Có tính chất kết dính rất tốt. Được ứng dụng phổ biến trong sơn trang trí kim loại sắt thép. Hợp chất rất đặc sệt không lỏng như nước.

Ưu điểm mà sơn dầu alkyd mang lại cho cuộc sống chỉ có tại sơn benzo


Thứ nhất, dễ sử dụng bởi chỉ có 1 thành phần hóa học. Chỉ cần mở nắp sơn alkyd ra, khuấy đều với dung môi và sử dụng được ngay. Không cần phải pha trộn nhiều thứ phức tạp. Đặc biệt sơn Alkyd Benzo có khả năng khuấy đều trong vòng 5 phút so với các loại sơn khác.

Xem thêm sơn phủ dầu alkyd chính hãng 
Thứ hai, thuộc hệ sơn dầu nên rất phù hợp với bề mặt kim loại sắt thép nguyên chất. Độ bám dính tốt so với các loại sơn gốc nước. Kèm theo đó, độ bền màu chịu được thời tiết mưa nắng khá tốt.

Xem thêm bảng màu sơn dầu alkyd với các mã màu phong phú
Thứ ba, Bảo vệ ăn mòn kim loại khỏi các tác nhân oxi hóa. Thường kim loại để trong không khí dễ bị oxi hóa và cuối cùng là biến mất khỏi môi trường. Sơn dầu ra đời là mục đích như vậy. Ngăn cản sự tiếp xúc không khí của sắt thép. Như vậy sẽ không xảy ra hiện tượng hóa học.
****************************************************************************

MUỐI

Ruộng muối là khoảnh đất thấp và phẳng dùng để khai thác muối từ nước biển hoặc nước mặn. Kỹ thuật làm ruộng muối chỉ thực hiện được ở những nơi khí hậu ấm, và khô để lượng nước bốc hơi cao hơn vũ lượng. Vùng đất thoáng gió là lý tưởng.[1] Nhiệt độ cao, độ ẩm thấp và gió mạnh là ba yếu tố chính trong ngành thu hoạch ruộng muối.

Làm muối tại Ninh Hòa
Ở Việt Nam vùng ven biển miền Trung và miền Nam nghề làm muối dùng phương pháp phơi nước. Người dân thường đào ao hoặc hồ cạn làm "đùng" rồi thông cho nước biển chảy vào đầy, sau đó đóng lại. Có nơi ở Việt Nam như vùng Ninh Hòa, Hòn Khói thì lợi dụng nước thủy triều lên hoặc xuống để cho nước vào đùng. Cạnh bên đùng thì làm hai cấp sân, thấp dần khoảng 15 cm. Mỗi sân đều san phẳng, đắp bờ chia ô vuông vắn; mỗi ô là 4 m x 10 m. Đó là ruộng muối.

Khi làm muối thì tát nước từ đùng lên sân trên cho đầy. Ruộng trên là "ruộng chịu" dùng để tăng nồng độ nước muối. Đợi khoảng năm ngày nắng ráo thì tháo nước mặn cho trút xuống sân dưới, gọi là "ruộng ăn" nơi muối bắt đầu kết tinh. Mỗi khi sân dưới gần cạn nước vì nước bốc hơi thì lại châm thêm nước từ ruộng chịu ở trên xuống ruộng ăn ở dưới. Cứ châm liên tiếp năm ngày đến khoảng một tháng tùy theo độ ẩm không khí thì nước sẽ cạn và muối đóng thành hột. Người làm muối theo đó gạt muối lên, người Việt gọi là "cào muối" đánh thành gò cho khô thì xúc lên đem bán.

Năng suất ruộng muối cổ truyền theo cách làm muối trên thì mỗi ô có thể sản xuất 500 kg muối/tháng.
Công thức làm muối ở miền Bắc Việt Nam
Công thức làm muối bằng ruộng muối ở miền Bắc Việt Nam có phần khác, nặng phần công hơn, còn gọi là phương pháp phơi cát. Cách này có thể khắc phục được phần nào thời tiết bất thường, không thể phơi nước được. Thay vì chỉ dùng ánh mặt trời làm nước bốc hơi, ruộng muối ở miền Bắc có công đoạn dùng cát mịn, đã sàng lọc kỹ, đem hòa nước biển vào cho thật ngấm nước mặn xong đem lớp cát đó, trải ra khoảnh đất phẳng, dùng nắng mặt trời phơi khô để muối kết tinh trên hạt cát. Diện tích phơi cát đây không hẳn là ruộng mà là sân rộng.

Lợi điểm phơi cát là hạt cát hấp nhiệt nhanh hơn và có nhiều góc cạnh để bốc hơi hơn, trong khi mặt nước chỉ có một bề mỏng trên cùng hấp nhiệt. Tùy vào thời tiết người làm muối sẽ trải lớp cát dày hay mỏng rồi châm nước vào. Nếu quá khô vì nắng gắt mà ít nước thì muối sẽ ở dạng bột thay vì hột. Lớp cát đó sau lại đem thu dồn vào trong một cái bể gạch, gọi là "chạt", nén chặt rồi châm thêm nước mặn, cho nước thấm qua lớp cát rồi hứng vào thùng. Thùng nước này có độ mặn cao hơn nước biển, gọi là "nước chạt" sẽ đem đổ ra sân nhỏ gọi là ô kết tinh phơi cho đến khi nước chạt kết thành muối hột. Sân phơi cuối cùng này xưa trát vôi trộn xỉ và bồ hóng cho mịn nhưng sau thường là sân xi măng, diện tích khoảng sáu m². Qua công đoạn 30 thùng nước chạt phơi khô sẽ thành 5 kg muối, phơi buổi sáng đến chiều thì thu hoạch được.
****************************************************************************

Thứ Hai, 18 tháng 9, 2017

CHỨNG NHẬN HỢP QUY MUỐI ĂN BỔ SUNG IOT


Muối i-ốt: Có hai loại hợp chất i-ốt được dùng để trộn vào muối ăn là i-ôdua kali (IK) và i-ôdat kali (KIO3). I-ôdat hòa tan và bền vững hơn i-ôdua do đó thích hợp với điều kiện ẩm ướt nhiệt đới.



Phương pháp trộn i-ôdua  vào muối ăn có thể thông qua quá trình trộn khô, hoặc trộn ướt (nhỏ giọt hoặc phun mù). trộn phun mù hiện được dùng rộng rãi trên thế giới. Nhu cầu tối thiểu i-ốt là 100 – 150 microgam người/ ngày.



Mức i-ốt được trộn phải bảo đảm cung ứng đủ nhu cầu tối thiểu cùng với lượng tối thiểu i-ốt mất đi trong quá trình vận chuyển từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng. Đồng thời cũng dựa trên mức tiêu thụ muối ăn hằng ngày của mỗi người. Mức tiêu thụ trung bình muối ăn hằng ngày của mỗi người khoảng 10gam (ở miền núi và nông thôn). Do đó mức trộn i-ốt thường từ 30-50 phần triệu (ppm), tức là trong 10gam muối có 300-500 microgam i-ốt. Trộn i-ốt vào muối không làm thay đổi lý tính của muối, đồng thời ai cũng phải ăn muối, như vậy lượng i-ốt được sử dụng đồng đều ở mọi người, mọi lứa tuổi, hơn thế, chi phí cho trộn muối i-ốt lại rẻ, dễ kiểm soát liều lượng hấp thu.






Muối ăn dùng để trộn i-ốt phải là muối loại I nếu là muối thô (sạch, ít tạp chất, trắng, khô, hạt nhỏ đều) hoặc muối tinh. Muối trộn i-ốt phải được đóng gói sạch sẽ. Bao bì là một yếu tố rất quan trọng trong việc bảo quản muối i-ốt. Thông thường muối i-ốt được đóng trong túi polyethylen (PE) loại 1-2kg (muối thô) hoặc túi 500g nếu là muối tinh.



Tùy theo loại bao bì đóng gói và chất lượng muối nguyên liệu, chất lượng muối i-ốt có thể duy trì từ 6 tháng đến một năm.



Việc hướng dẫn sử dụng muối i-ốt trong bữa ăn hằng ngày rất quan trọng, vì nó bảo đảm lượng i-ốt được bổ sung hằng ngày cho cơ thể. Hiện nay, với hàm lượng i-ốt được bổ sung vào muối là loại KIO3 nên có thể cho trước, trong và sau nấu đều bảo đảm duy trì được lượng i-ốt cần cung cấp cho cơ thể.



CHỨNG NHẬN HỢP QUY MUỐI ĂN BỔ SUNG IOT



Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy VietCert là Tổ chức chứng nhận của Việt Nam được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng – Bộ Khoa học Công nghệ cấp phép hoạt động theo Giấy chứng nhận số 33/CN với chức năng nhiệm vụ chính: Chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), tiêu chuẩn nước ngoài (JIS, ASTM, GOST, GB…), tiêu chuẩn khu vực (EN, CEN,…) và tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC,…); Chứng nhận sản phẩm, hàng hóa phù hợp Quy chuẩn Kỹ thuật. Được Bộ y tế chỉ định là đơn vị Chứng nhận Hợp quy Muối ăn bổ sung Iot.

Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật đông đảo, nhanh chóng, chuyên viên tư vấn nhiệt tình, hết mình vì khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách hàng.

Mọi vấn đề thắc mắc, cần tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ
****************************************************************************

CHỨNG NHẬN ISO 22000

1. Vì sao nên áp dụng ISO 22000?
Trong bối cảnh nhu cầu và áp lực từ phía người tiêu dùng ngày càng tăng lên, các đơn vị bán lẻ yêu cầu các nhà cung cấp phải chứng minh được khả năng tuân thủ tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.  Hiện nay có rất nhiều tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong số đó, tiêu chuẩn ISO 22000 là tiêu chuẩn được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam.
Mục tiêu của hệ thống ISO 22000 là giúp các doanh nghiệp chế biến, sản xuất thực phẩm kiểm soát được các mối nguy từ khâu nuôi trồng, đánh bắt cho tới khi thực phẩm được sử dụng bởi người tiêu dùng, nhằm đảm bảo an toàn về thực phẩm.
Khi áp dụng ISO 22000, các Doanh nghiệp đều phải đảm bảo thực hiện các Chương trình tiên quyết (GMP, SSOP...) nhằm hạn chế các mối nguy đối với thực phẩm, phải xây dựng một hệ thống kiểm soát bao gồm: các quá trình, thủ tục kiểm soát, hệ thống văn bản hỗ trợ....
2. Tiêu chuẩn ISO 22000 là gì?
ISO 22000 là tiêu chuẩn do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) xây dựng tập trung vào an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn này có liên hệ với tiêu chuẩn ISO 9000. Tên đầy đủ là ISO 22000 Food safety management systems - Requirements for any organization in the food chain (Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm - Yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm).

ISO 22000 là tiêu chuẩn được chấp nhận và có giá trị trên phạm vi toàn cầu. Một doanh nghiệp trong chuỗi cung cấp thực phẩm áp dụng và đạt được chứng chỉ ISO 22000 được nhìn nhận là một đơn vị có hệ thống quản lý tốt an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo cung cấp các sản phẩm thực phẩm an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng.
3. Đối tượng nào nên áp dụng ISO 22000?
ISO 22000 có thể được áp dụng ở bất kỳ tổ chức nào được liên quan một cách trực tiếp hoặc gián tiếp trong chuỗi thực phẩm bao gồm:
Các nông trại, ngư trường và trang trại sữa
Các nhà chế biến thịt, cá và thức ăn chăn nuôi Các nhà sản xuất bánh mì, ngũ cốc, thức uống, thực phẩm đông lạnh hoặc đóng hộp.
Các nhà cung cấp dịch vụ thực phẩm như nhà hàng, hệ thống cung cấp thức ăn nhanh, các bệnh viện và khách sạn và những nhà bán thực phẩm lưu động.
Các dịch vụ hỗ trợ bao gồm lưu trữ và phân phối thực phẩm và cung cấp thiết bị chế biến thực phẩm, phụ gia, nguyên vật liệu, dịch vụ dọn dẹp và vệ sinh và đóng gói.
Tóm lại, một phần hoặc toàn bộ các yêu cầu của ISO 22000 sẽ áp dụng cho bất kỳ sản phẩm nào tiếp xúc với ngành thực phẩm hoặc chuỗi thực phẩm.
4. Tổ chức chứng nhận ISO 22000
Trân trọng cám ơn.
Best regards,
****************************************************************************

HACCP VÀ ISO

HACCP (Hazard Analysis Critical Control Point) là hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm dựa trên nguyên tắc phân tích mối nguy và kiểm soát điểm kiểm soát tới hạn trong quá trình sản xuất thực phẩm để đảm bảo rằng thực phẩm là an toàn khi tiêu dùng. Ngoài việc nhận diện những mối nguy có thể xảy ra trong quá trình sản xuất thực phẩm, nó còn đặt ra các biện pháp kiểm soát để phòng ngừa. Hệ thống này được hình thành vào những năm 1960 bởi Công ty Pillsbury. Cùng với Viện Quản lý Không gian và Hàng không Quốc gia (NASA) và phòng thí nghiệm quân đội Mỹ ở Natick, Công ty Pillsbury đã phát triển hệ thống này để bảo đảm an toàn thực phẩm cho các phi hành gia trong chương trình chinh phục không gian. Dần dần HACCP được phát triển theo yêu cầu của thị trường và được áp dụng trong sản xuất công nghiệp. Nhiều tổ chức quốc tế như Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia Mỹ, Ủy ban Tiêu chuẩn hoá thực phẩm Quốc tế CODEX đã thừa nhận HACCP là một hệ thống có hiệu quả kinh tế nhất cho bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm. HACCP trở nên quan trọng bởi vì nó kiểm soát mọi mối nguy tiềm ẩn trong suốt quá trình sản xuất thực phẩm, thông qua việc kiểm soát những mối nguy như: tác nhân gây ô nhiễm, vi sinh vật, hóa học, vật lý, nhà sản xuất có thể đảm bảo tin rằng sản phẩm của họ an toàn cho người tiêu dùng. Ở Việt Nam, HACCP đã được biết đến từ năm 1992 và hiện nay nó đã được áp dụng rộng rãi trong các cơ sở chế biến thủy sản, đặc biệt là thủy sản xuất khẩu.
CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA HACCP
Nguyên tắc 1Tiến hành phân tích mối nguy
Nguyên tắc 2Xác định các điểm kiểm soát tới hạn (CCP)
Nguyên tắc 3Thiết lập các giới hạn tới hạn
Nguyên tắc 4Thiết lập hệ thống giám sát sự kiểm soát của CCP
Nguyên tắc 5Thiết lập hành động khắc phục cần tiến hành khi khâu giám sát chỉ ra rằng một CCP nào đó không được kiểm soát.
Nguyên tắc 6Thiết lập các thủ tục kiểm tra xác nhận để khẳng định là hệ thống HACCP hoạt động hữu hiệu
Nguyên tắc 7Lập tư liệu về tất cả các thủ tục và các ghi chép phù hợp với các nguyên tắc này và tương ứng với việc ứng dụng chúng.
12 bước áp dụng hợp lý đó là: (1) Lập nhóm công tác về HACCP; (2) Mô tả sản phẩm; (3) Xác định mục đích sử dụng; (4) Thiết lập sơ đồ quy trình sản xuất; (5) Thẩm tra sơ đồ quy trình sản xuất; (6) Xác định và lập danh mục các mối nguy hại và các biện pháp phòng ngừa; (7) Xác định CCP; (8) Thiết lập các ngưỡng tới hạn cho từng CCP; (9) Thiết lập hệ thống giám sát cho từng CCP; (10) Thiết lập các hành động khắc phục; (11) Thiết lập các thủ tục thẩm tra; (12) Thiết lập bộ tài liệu và lưu giữ hồ sơ HACCP. 
Lợi ích:

- Giảm giá thành sản phẩm do giảm chi phí xử lý sản phẩm sai hỏng, chi phí và thời gian đánh giá thử nghiệm trong quá trình giao nhận, đấu thầu;
- Được xem xét miễn, giảm kiểm tra khi có giấy chứng nhận và Dấu Chất lượng Việt Nam;
- Giấy chứng nhận hợp chuẩn là bằng chứng tin cậy và được chấp nhận trong đấu thầu;
- Gia tăng cơ hội cạnh tranh trên thị trường với bằng chứng được thừa nhận về sự phù hợp với một tiêu chuẩn đã được chấp nhận ở cấp độ quốc gia, khu vực hay quốc tế;
Đáp ứng các yêu cầu luật định của quốc gia và có cơ hội để vượt qua rào cản kỹ thuật của nhiều thị trường trên thế giới với các thoả thuận thừa nhận song phương và đa phương;
Sử dụng kết quả chứng nhận hợp chuẩn trong Công bố phù hợp tiêu chuẩn;
Có được niềm tin của khách hàng, người tiêu dùng và cộng đồng với uy tín của Dấu Chất lượng Việt Nam và Dấu công nhận quốc tế;
Thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về chất lượng và an toàn của sản phẩm.
Trên thực tế, hai hệ thống này có những điểm tương đồng là đều hướng về mục tiêu giúp các DN chế biến, sản xuất thực phẩm kiểm soát các mối nguy từ khâu nuôi trồng, đánh bắt cho tới khi thực phẩm được sử dụng bởi người tiêu dùng, nhằm đảm bảo an toàn về thực phẩm. ISO 22000 và HACCP đều quy định DN muốn áp dụng phải thực hiện 7 nguyên tắc do Ủy ban Codex đưa ra nhằm xác định việc kiểm soát các nguy đối với thực phẩm. 
Khi áp dụng ISO 22000 hay HACCP, các DN đều phải đảm bảo thực hiện các Chương trình tiên quyết (GMP, SSOP...) nhằm hạn chế các mối nguy đối với thực phẩm, phải xây dựng một hệ thống kiểm soát bao gồm: các quá trình, thủ tục kiểm soát, hệ thống văn bản hỗ trợ... 
Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai hệ thống này là ISO 22000 quy định thêm các yêu cầu về hệ thống quản lý với cấu trúc và nội dung cụ thể tương tự ISO 9001:2000.
Hiện nay nước ta chưa có quy định bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 đối với các DN thực phẩm; tuy nhiên trong tương lai có thể DN đã áp dụng HACCP sẽ phải chuyển đổi sang ISO 22000 trong các trường hợp: Quy định của cơ quan có thẩm quyền bắt buộc phải áp dụng ISO 22000; do thị trường, khách hàng yêu cầu hoặc khi DN muốn có chứng chỉ Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm mà tổ chức chứng nhận cấp theo ISO 22000.
Cho dù không có quy định bắt buộc áp dụng, thì xu hướng lựa chọn ISO 22000 đối với DN thực phẩm vẫn trở thành phổ biến. Bởi vì bản thân tiêu chuẩn ISO 22000 đã bao gồm các yêu cầu của HACCP, ngoài ra ISO 22000 còn bao gồm các yêu cầu về một Hệ thống quản lý, vì vậy việc lựa chọn ISO 22000 có thể giúp doanh nghiệp một cách toàn diện các khía cạnh và quá trình liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm.
Một DN đã áp dụng HACCP và ISO 9001 thì việc chuyển đổi sang ISO 22000 là khá thuận lợi vì đã có kinh nghiệm về hệ thống quản lý và kiểm soát mối nguy.

Tổ chức ISO đã ban hành một số tiêu chuẩn về lĩnh vực thực phẩm sau:
ISO 22000: 2005 Food safety management systems- Requirements for any organizations in the food chain (Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm- Yêu cầu cho mọi tổ chức trong chuỗi cung ứng thực phẩm);
ISO /TS 22003: 2007 Food safety management systems- Requirements for bodies providing audit and certification of food safety management systems (Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – Các yêu cầu đối với các cơ quan đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm);
ISO/TS 22004:2005 Food safety management systems- Guidance on the application of ISO 22000:2005 (Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm- Hướng dẫn áp dụng ISO 22000:2005)

******************************************************************************